Alibaba.com giới thiệu công cụ Smart Assistant tích hợp Al
Ngày 25.2, TAND tỉnh Kon Tum mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo A Nhat (33 tuổi) và A Kan (26 tuổi, cùng ở thôn Plei Rơ Hai I, P.Lê Lợi, TP.Kon Tum) về tội giết người. Trong đó A Nhat là bị cáo đâm chết em ruột.Theo cáo trạng, tối 23. 3.2024, A Nhai (29 tuổi, em trai A Nhat) đi nhậu về, xảy ra cãi vã với ông A Nhên (61 tuổi, cha ruột A Nhai). Không muốn cãi nhau với con trai, ông A Nhên bỏ đi.A Nhai liền lấy một con dao đến chửi bới, đòi tiền mẹ ruột là bà Y Ranh (58 tuổi). Thấy vậy, A Kan (bạn của A Nhat) đang chơi tại đây gọi A Nhat dậy và nói "A Nhai đang đập phá nhà kìa, dậy đập nó đi".Thấy em trai đang cầm rựa đập phá cửa sổ nhà của bố mẹ, A Nhat nhờ A Kan lấy dao cho mình. Ngay sau đó, A Kan vào nhà bếp lấy 1 con dao đưa cho A Nhat. A Nhat cầm dao đến nói chuyện với A Nhai rồi xảy ra xô xát, ẩu đả.Hậu quả, A Nhai bị A Nhat dùng dao đâm trúng vào hông bên trái, thấu bụng thủng thận bên trái dẫn đến mất máu cấp gây tử vong sau đó. HĐXX nhận định hành vi của A Nhat đã xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của con người, gây mất trật tự an toàn xã hội. Còn A Kan đã không can ngăn mà còn lấy dao đưa cho A Nhat nên đóng vai trò là người đồng phạm giúp sức cho A Nhat. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt A Nhat 15 năm tù, A Kan 13 năm tù về tội giết người.Nhiều người học bằng lái ô tô kêu cứu: Phải chờ đến bao giờ?
Tại trận mở màn cặp bán kết 2 VBA 2023 giữa Nha Trang Dolphins và Hanoi Buffaloes, đội bóng phố biển có lợi thế sân nhà. Đây cũng là lần duy nhất ở vòng bán kết này, thầy trò HLV Predrag Lukic được thi đấu dưới sự cổ vũ của khán giả TP.Nha Trang. Ít ngày trước cuộc so tài này, lực lượng Hanoi Buffaloes có biến động đáng kể khi chia tay ngoại binh Anthony January. Trụ cột của đội bóng thủ đô trong xuyên suốt vòng bảng bị dính chấn thương và được thay thế bởi Lenny Daniel.
8 thay đổi nổi bật trên Mitsubishi Xpander Cross 2023
Bảng C giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) là cuộc đụng độ giữa hai "thế giới" đối lập. Đó là các tân binh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cùng hai cựu binh Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai.Hai cựu binh sở hữu kinh nghiệm dạn dày được đánh giá cao hơn, nhưng đừng coi thường những đội bóng lần đầu dự giải. Vì các tân binh luôn tiềm ẩn khả năng tạo bất ngờ nhờ sự mới mẻ trong lối chơi, cùng quyết tâm làm nên chuyện, để lại ấn tượng đẹp tại miền đất mới mang tên TNSV THACO cup. Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM gây tiếng vang ở vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam khi đánh bại Trường ĐH Văn Lang và Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM trên đường đến vòng chung kết. Sau trận thắng ĐH Văn Lang, HLV Tạ Hồng Hà nói rằng học trò của ông đã may mắn. Tuy nhiên khi đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM ngáng đường đương kim vô địch, chẳng ai có thể đánh giá thấp thầy trò ông Tạ Hồng Hà. Đó là trận đấu mà đội Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM sau khi lách cửa hẹp đi tiếp được đánh giá rất cao nhưng lối chơi chặt chẽ của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM phát huy hiệu quả. Để rồi sau khi bất phân thắng bại ở thời gian thi đấu chính thức, thầy trò HLV Tạ Hồng Hà vỡ òa niềm vui lần đầu giành vé vào VCK giải TNSV THACO cup 2025 khi đánh bại đội nhà vô địch trên chấm luân lưu. HLV Nguyễn Thái Vinh đã thừa nhận đối thủ chơi hay và hiệu quả hơn, cho thấy Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã chiến thắng nhờ thực lực, thay vì trông đợi vào vận may."Các đội tham dự VCK giải TNSV THACO cup 2025 đều là đại diện xuất sắc nhất của các khu vực trên toàn quốc nên rất mạnh và chất lượng đồng đều. Tôi nghĩ đội nào đến VCK cũng mong ước sẽ bước lên bục cao nhất, chúng tôi cũng ấp ủ ước muốn đó nhưng trước hết sẽ chơi hết sức, phấn đấu hết mình và đoạt được cúp vô địch thì quá tuyệt vời", ông Tạ Hồng Hà nhấn mạnh.Chướng ngại đầu tiên của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ là đội bóng "hàng xóm" Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Dù không thắng nhiều đối thủ sừng sỏ ở vòng loại, nhưng tấm vé dự vòng chung kết cũng là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ suốt 3 năm ở TNSV THACO cup của thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam. Dù mới lần đầu đá vòng chung kết, nhưng quyết tâm chiến thắng để kỷ niệm 30 năm thành lập trường sẽ giúp Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, một trong những đội phòng ngự hay nhất vòng loại miền Nam, nuôi hy vọng vượt khe cửa hẹp ở bảng C.
Phim Đi về miền có nắng phát sóng trên khung giờ vàng lúc 20 giờ của VTV3 có nội dung khá hấp dẫn với sự tham gia của 3 gương mặt trẻ trong tuyến chính là Bình An, Khánh Ly, Yên Đan. Đây là bộ phim truyền hình kết hợp giữa dàn diễn viên hai miền Nam - Bắc có nội dung về những ước mơ, hoài bão của người trẻ trong sự nghiệp và tình yêu do đạo diễn Quốc Thuận cầm trịch.Xác nhận với Thanh Niên về vai chính đầu tiên trên phim truyền hình nhưng Hoàng Khánh Ly cho biết hiện tại theo yêu cầu của nhà sản xuất, cô chưa thể tiết lộ chi tiết về vai diễn.Theo diễn biến phim Đi về miền có nắng tập 1 vừa lên sóng tối 6.1, Hoàng Khánh Ly đóng nữ chính Ánh Dương, là trợ lý xinh đẹp của ông Phan. Ông Phan luôn tin tưởng Ánh Dương nên giao nhiều công việc quan trọng ở công ty và nhà máy cho cô. Cô cũng giúp ông xử lý nhiều việc rắc rối xảy ra ở nhà máy. Trong khi đó, con trai của ông Phan là Đình Phong (Bình An) vừa từ nước ngoài về nhưng lại có mối quan hệ không tốt với chính bố ruột của mình. Nguyên nhân là do những hiểu lầm về cái chết của mẹ anh cách đây 10 năm trong một vụ tai nạn giao thông. Từ những diễn biến phim vừa hé lộ, có thể thấy Đình Phong và Ánh Dương sẽ là cặp "oan gia ngõ hẹp" và sau này sẽ nảy sinh tình cảm. Trong khi đó, hiện tại Phong đã có bạn gái là Tường Vân (Yên Đan). Bộ ba này sẽ tạo nên cuộc tình tay ba trên màn ảnh nhỏ sắp tới, hứa hẹn kịch tính và mới mẻ.Trên sóng phim giờ vàng, Khánh Ly là gương mặt quen thuộc trong một số vai phụ ở các phim như Hương vị tình thân, Lựa chọn số phận, Dưới bóng cây hạnh phúc, Thương ngày nắng về, Trạm cứu hộ trái tim… Đặc biệt trong Đi giữa trời rực rỡ, nữ diễn viên sinh năm 1998 đóng vai phụ cô sinh viên tên Lê nhưng "gây bão" với chất giọng đặc trưng Nghệ An và lối diễn xuất tự nhiên đã nhận về nhiều phản hồi tích cực của khán giả.
Có nên chấm dứt quyền cho tòa khởi tố vụ án?
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.